Menu

Biểu tượng Trâu trong phong thủy

Những chú trâu mạnh mẽ, dũng cảm có thể giúp bạn vượt qua những chướng ngại trên con đường sự nghiệp, giúp cho công việc thuận lợi, thuận buồm xuôi gió. Bạn sẽ thấy mình được tăng thêm ý chí chiến đấu, thêm quyết đoán, thêm tự tin cũng như có mục tiêu rõ ràng để phấn đấu đạt được.

Trâu phong thủy đặt trong nhà chẳng những có thể chiêu tài gọi lộc, tăng thêm phúc khí, vận khí cũng như sức khỏe cho gia chủ mà còn có thể trấn trạch trừ tà, xua đuổi tiểu nhân, tăng thêm cát khí, vạn sự như ý.

Trâu theo phong thủy chủ yếu vượng Thứ Tài, rất hợp cho những người làm kinh doanh, là vật may mắn của dân làm ăn. Nếu bạn ngoài công việc chính còn làm thêm những công việc khác thì chú trâu theo phong thủy sẽ giúp cho vận trình Thứ Tài của bạn càng thêm hanh thông. Đặc biệt với những ai làm nghề bất động sản, đầu tư, ngân hàng hay các ngành nghề liên quan đến tài chính thì đây càng là bảo vật phong thủy không thể thiếu. 

Ý nghĩa tượng Trâu trong phong thủy

Trong văn hóa phương Tây, trâu tượng trưng cho sức mạnh và tài lộc, còn trong văn hóa phương Đông thì trâu lại gắn liền với hình ảnh chăm chỉ, cần cù. Vậy trâu phong thủy có tác dụng gì?

Đàn Trâu Phong Thủy
  • Tạo vận may về tài lộc, giữ của cải: Người xưa quan niệm một người đàn ông có ba việc trọng đại trong đời đó là ” Xây nhà, tậu trâu, lấy vợ”. Nhà nào có nhiều trâu ấy là nhà đó có của ăn của để, ” Con trâu là đầu cơ nghiệp” có trâu ắt sẽ có việc. Do vậy các chuyên gia phong thủy khuyên rằng nên đặt một con trâu vàng trong phòng làm việc hoặc phòng khách sẽ tạo nên phong thủy hút tài lộc tốt, công danh sự nghiệp sẽ phát triển mạnh hơn nữa. Trong sơ đồ bát quái, Trâu là quẻ khôn, chủ về đất đai, mang đến sự thịnh vượng và bền vững.
  • Trâu là biểu tượng cho sự cát tường: Trâu nổi bật với đức tính hiền lành, chịu thương, chịu khó, có trâu trong nhà sẽ tăng thêm vận may cho gia chủ.
  • Tượng Trâu còn dùng để chế hóa, trấn yểm các hung tinh như Nhị Hắc, Ngũ Hoàng; giúp xoay chuyển tình thế biến hung thành cát. Những gia đình mà có hướng nhà xấu, đặt tượng con trâu trong nhà sẽ giúp tránh được những tai vạ, điềm gở, có thể ảnh hưởng không tốt đến gia chủ.

Cách bài trí tượng trâu đúng phong thủy

Đặt trâu ở hướng Bắc hoặc Đông Bắc là thích hợp nhất. Tránh bài trí trâu ở hướng Nam hoặc Tây Nam.

Nên đặt trâu ở phòng khách, trên bàn làm việc, nơi các vượng tinh như Lục bạch, Bát bạch phối chiếu. Tránh đặt nơi ô uế, nhà vệ sinh, đặt trên bàn học, trên bàn thờ, nơi hung tinh Nhị hắc, Tam bích chiếu đến.

Nên đặt tượng trâu phong thuỷ ở vị trí phù hợp để phát huy tối đa công dụng.

Biểu tượng này có tác dụng hỗ trợ người tuổi Tỵ, Dậu, Hợi, Tý, Sửu; người tuổi Mùi không nên sử dụng vì Sửu – Mùi xung khắc, con vật không phát huy được linh khí.

tranh-dai-bang-tung-canh-the-hien-quyen-uy-cua-vi-chua-te-tren-khong

1. Hình tượng chim đại bàng trong văn hóa- đời sống

Hình tượng đại bàng hoặc giống đại bàng được sử dụng trong các huy hiệu như hiệu lệnh, như là một hình ảnh tượng trưng, và như là một tiêu ngữ. Các bộ phận của cơ thể của chim đại bàng như đầu, cánh của nó hoặc chân cũng được sử dụng như là một hiệu lệnh hoặc tiêu ngữ. Đây là nhóm các loài chim có kích thước tương đối lớn, bao gồm một số loài trong họ Ưng Accipitridae. Tên gọi trong tiếng Việt nhiều khả năng xuất phát từ tiếng Hán 大鵬 đại bằng hay 鹏 (giản thể: 鹏; phồn thể: 鵬; bính âm: péng; Wade–Giles: p’eng). Đại bàng xuất hiện trong nhiều truyền thuyết của Việt Nam như Thạch Sanh, trong Nghìn lẻ một đêm của văn hóa Ả Rập.

hinh tuong chim dai bang

Chim đại bàng biểu tượng cho sức mạnh, lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử. Nếu như sư tử là chúa sơn lâm, cá mập là sát thủ của biển khơi thì loài đại bàng vàng từ lâu cũng được mệnh danh là chúa tể bầu trời với sức mạnh của mình. Đại bàng còn được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần tối cao và xứng danh chúa tể bầu trời. Theo thần thoại Hy Lạp, người Hy Lạp coi đại bàng là biểu trưng của thần Zeus, những người La Mã coi đại bàng là biểu trưng của Jupiter, bởi các bộ lạc Đức thì coi nó là Odin và người theo Kitô giáo thì là biểu tượng của Thiên Chúa.

Đại bàng không bao giờ chịu khuất phục. Cuộc sống của nó là chiến đấu. Gặp cơn bão, nó băng mình qua cơn bão, bay trên cả cơn bão. Khi làm tổ, nó chọn những đỉnh núi cheo leo nhất. Đại bàng cũng không dùng lá mục, rêu mềm để lót ổ cho con. Nó chọn những cành cây khô ráp, nhiều cành còn có cả gai nhọn. Đại bàng con sinh ra đã tham gia ngay vào cuộc chiến sinh tồn đầy khó khăn. Khó khăn tôi luyện nên bản lĩnh cho nó.

2. Ý nghĩa hình tượng chim đại bàng

Đại bàng là loài chim lớn. Đại bàng hay sống ở các đỉnh núi cheo leo. Ít khi, người ta bắt gặp đại bàng sống hoang dã ngoài thiên nhiên. Đại bàng có cá tính và khát vọng sống mạnh mẽ. Đó cũng là lý do vì sao trong muôn vàn loài chim, người ta lại ngưỡng mộ chim đại bàng, chơi tượng đại bàng và coi rằng nó có ý nghĩa về phong thủy. Đại bàng được chọn làm hình ảnh đại diện cho nhiều cơ quan, tổ chức của con người.

Đại bàng là loài chim cao cả

  • Không giống như nhiều loài chim tầm thường khác. Đại bàng xứng đáng được coi là chúa tể bầu trời.
  • Nó sống cô độc, kiêu dũng. Một mình hùng cứ trên đỉnh núi thiêng. Bay liệng săn mồi trên tầng trời cao nhất.
  • Các loài chim khác vừa e sợ lại vừa ngưỡng mộ đại bàng.

Đại bàng là loài chim của chí khí kiêu dũng

  • Đại bàng không bao giờ chấp nhận thất bại. Một khi phát hiện ra con mồi, hiếm khi nó bỏ lỡ cơ hội. Nó luôn là kẻ chiến thắng.
  • Đại bàng không sợ các cơn bão. Ngược lại, nó còn thích các cơn bão. Nó nhảy múa trước các cơn bão. Chao cánh lượn vượt lên trên cả cơn bão. Nhờ cơn bão, đại bàng mới là chính nó.

Đại bàng là loài chim của ý chí sắt đá

  • Đại bàng được người ta tôn thờ vì ý chí của nó. Khi đến tuổi già, đại bàng bị yếu đi. Lông không còn mượt, mỏ không còn cứng, móng vuốt bớt sắc nhọn… Khi ấy, đại bàng không chấp nhận chết già như các loài khác.
  • Nó chọn cách tái sinh đau đớn nhưng bi tráng.
  • Đại bàng lao đầu vào vách đá, lăn mình qua các bụi gai. Điều này khiến thân thể nó vỡ nát. Nó đứng trước 2 tình huống. 1 là chết vì kiệt sức và đau đớn, 2 là gắng gượng qua.
  • Và hầu như đại bàng đạt được điều thứ 2. Nó gượng qua được thử thách. Lông mới sẽ mọc lại. Mỏ vỡ sẽ được thay thế…

Đại bàng là nhà giáo dục vĩ đại

  • Đại bàng cha mẹ quả là nhà giáo dục vĩ đại trong việc nuôi dạy con cái.
  • Khi con mái đến mùa làm tổ. Con trống chọn những cành cây thô, những mẩu gai sắc làm tổ cho con mái. Nó chỉ phủ lên gai sắc đó 1 lớp rêu mỏng cho con mái nằm ấp trứng.
  • Trứng nở, đại bàng con đã phải chiến đấu với nỗi đau của gai sắc đâm vào da thịt. Vượt qua được, nó sẽ mạnh mẽ như cha mẹ chúng.
  • Vô cùng tàn nhẫn — vô cùng yêu thương là cách dạy con cái của người Ixsael. Họ học điều này từ loài đại bàng…

3. Tượng đại bàng trong phong thủy

Trong phong thủy, đại bàng là hình ảnh mô phỏng của loài đại bàng và mang ý nghĩa tâm linh – phong thủy. Tượng đại bàng được dựng trên nhiều chất liệu khác nhau như đá, ngọc, bê tông cốt thép…

Đại bàng đạp sóng

  • Tượng đại bàng mang ý nghĩa tích cực. Nó là vật phẩm phong thủy chấn khí dùng để trấn trạch – trừ tà. Xua đuổi vận đen, khí xấu; Đẩy lùi kẻ tiểu nhân hãm hại…
  • Các mẫu tượng đại bàng tung cánh, đại bàng phong thủy đứng trên quả cầu còn mang ý nghĩa phò trợ, thúc đẩy sự nghiệp, nâng cánh cho công danh…
  • Tượng đại bàng có năng lượng rất mạnh. Năng lượng đó tỏa ra từ đôi mắt sắt lạnh, từ móng vuốt, từ cặp mỏ cứng rắn…

4. Tượng đại bàng hợp với tuổi nào ?

Tượng đại bàng là mẫu tượng phong thủy có sát khí mạnh, tương đối kén chọn người chơi. Tuy nhiên, các mẫu tượng đại bàng bằng gỗ thì lại cân bằng, hài hòa hơn. Vì lẽ đó, mọi người đều có thể chơi tượng gỗ đại bàng. Trong đó có những tuổi rất hợp và 1 số tuổi cần thận trọng khi quyết định chơi tượng đại bàng.

  • Tuổi Tỵ, tuổi Dần, tuổi Ngọ, tuổi Thìn… là những tuổi rất phù hợp để chơi tượng đại bàng. Nếu gia chủ tuổi này mà làm lãnh đạo doanh nghiệp, giám đốc, trưởng phòng hay các vị trí trong cơ quan hành chính Nhà nước thì lại càng phù hợp để đặt tượng đại bàng phong thủy.
  • Tuổi Mão, tuổi Tí, tuổi Tuất cần thận trọng khi quyết định chơi tượng đại bàng.
  • Các tuổi còn lại thì đều có thể đặt tượng đại bàng được. Tuy nhiên, nên đặt tượng đại bàng ở phòng khách, đầu đại bàng hướng ra ngoài.
Đại bàng đạp sóng

5. Cách bài trí tượng đại bàng trong phong thủy

Đại bàng đạp sóng

Nên đặt tượng đại bàng ở phòng khách hoặc bàn làm việc đầu đại bàng hướng ra ngoài. Không được đưa tượng đại bàng vào phòng ngủ, không được đặt tượng đại bàng ở nhà bếp, phòng thờ, phòng ăn…

Khi đặt tượng đại bàng phong thủy ở hướng Nam, trên các tủ, bàn làm việc nơi thoáng mát, cao ráo…ắt hẳn gia chủ sẽ được phò trợ trong con đường thăng quan tiến chức, gặp nhiều vận may về tiền tài.

Tuyệt đối không nên đặt tượng đại bàng trong phòng ngủ, phòng đọc sách vì sự uy nghi của đại bàng có thể ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần gia chủ.

Hình ảnh đại bàng tung cánh tượng trưng cho sự mạnh mẽ, lòng can đảm, sự vươn lên và tầm nhìn xa trộng rộng. Phù hợp với những vị trí cao cấp trong tổ chức – dành cho cách lãnh đạo có tầm nhìn xa trong rộng. Phong Thủy Thành Đạt Decor tự hào là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp linh vật phong thủy độc lạ, đẹp mắt với chất liệu đa dạng giúp gia chủ thu hút tài lộc, may mắn vào nhà

Cóc ngậm tiền (thiềm thừ) là một linh vật quá đỗi quen thuộc với người Việt Nam. Chúng được bày trí ở hầu hết các bàn thờ ông địa – thần tài. Nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận về truyền thuyết, ý nghĩa và cách sử dụng. Vì vậy ngay nội dung dưới đây, Phong Thuỷ An Khang sẽ phân tích chi tiết để mọi người cùng nhau tìm hiểu.

Thiềm Thừ, Cóc Ngậm Tiền, Cóc 3 Chân, Tượng Phong Thủy
Thiềm Thừ, Cóc Ngậm Tiền, Cóc 3 Chân, Tượng Phong Thủy

Cóc ngậm tiền, thiềm thừ ba chân là gì?

Cóc ngậm tiền hay thiềm thừ ba chân đều là một, chỉ khác nhau ở tên gọi. Là một linh vật có ý nghĩa chiêu tài, tránh tà. Chúng xuất hiện trong truyền thuyết “Lưu Hải hý Kim Thiền” hay “Lưu Hải câu cóc” của người Trung Quốc, kể về truyện tiên ông Lưu Hải thu phục thiềm thừ.

Tương truyền rằng, tiên ông Lưu Hải là một nhân vật có thật thời Ngũ Đại Thập Quốc. Vốn là đệ tử của Lã Động Tân, một trong bát tiên cùng với Lý Thiết Quải, Hán Chung Ly, Trương Quả, Lam Thái Hòa, Hà Tiên Cô, Hàn Tương Tử và Tào Quốc Cữu. Ông cũng là người đã nghĩ ra cách đúc tiền đồng để dân chúng dễ dàng giao dịch, mua bán, trao đổi. Có sở thích chu du tứ hải, trừ yêu diệt ma, cứu giúp những người nghèo, những người gặp khó khắn.

Còn Thiềm Thừ vốn là một con yêu tinh tu luyên ngàn vạn năm, chuyên ức hiếp dân lành. Sau này được tiên ông Lưu Hải hàng phục và quyết tâm tu thành chính quả. Hay theo chân ông làm việc thiện, cứ đi đến đâu gặp người khó khăn cần giúp đỡ là nó lại nhả tiền vàng. Đây cũng là cách thể hiện sự phục thiện, thành tâm hối cải với tiên ông.

Về mặt hình tướng thì Thiềm thừ chỉ có ba chân, lý do lúc giao tranh với tiên ông Lưu Hải đã bị đánh cụt mất một chân. Trên lưng thì có bảy nốt sần đúng với hình dáng của chòm sao Thất Tinh Bắc Đẩu nằm ở cực Bắc. Bao gồm Tham lang, Cự môn, Lộc tồn, Văn khúc, Liêm trinh, Vũ khúc và Phá quân. Còn thiên văn học gọi là chòm sao Đại Hùng tinh gồm Thiên xu, Thiên toàn, Thiên cơ, Thiên quyền, Ngọc hành, Khai dương và Dao quang.Chòm sao Thất Tinh Bắc Đẩu trên lưng Thiềm Thừ mẫu Trung Quốc

Hình ảnh Thiềm Thừ hay văn hoá bày trí, thờ cúng tượng Thiềm Thừ du nhập vào Việt Nam theo chân của những đoàn người gốc Hoa di cư sang nước ta sinh sống. Chúng nhanh chóng được người dân sứ Nam bộ chấp nhận và dần trở lên thịnh hành. Ngày nay văn hoá này cũng đã được người dân miền Trung, miền Bắc tiếp nhận như một tục lệ truyền thống.

Nhưng hình ảnh chòm sao Thất Tinh Bắc Đẩu đã bị mất đi, không còn xuất hiện trên lưng của Thiềm Thừ. Thay vào đó là hình ảnh của những chuỗi tiền cổ treo hai bên hay lăm đồng xu trên lưng đại diện cho ngũ Phúc. Bởi vì, Thất Tính Bắc Đẩu là chòm sao toạ ở phương Bắc. Còn chúng ta thì đang sinh sống ở phương Nam (theo cách phân chia địa lý của người xưa giữa Việt Nam và Trung Quốc).

Vậy nên, Phong Thuỷ An Khang đưa ra lời khuyên không nên sử dụng các mẫu thiềm thừ hay cóc ngậm tiền nhập từ Trung Quốc. Chúng cũng không thể phát huy tối đa giá trị phong thuỷ khi bày trí tại Việt Nam. Chưa kể việc triệu hồi và sử dụng năng lượng của Thất Tinh Bắc Đẩu không phải ai cũng hiểu rõ. Từ đó có thể dẫn tới những hệ quả không như ý muốn với gia chủ mà chúng ta không hề hay biết.

Ý nghĩa của cóc ngậm tiền, thiềm thừ ba chân

Thiềm thừ có hai ý nghĩa chính đó là tiền tài và bảo vệ gia chủ khỏi những kẻ tiểu nhân.

Về ý nghĩa tiền tài thì chắc hẳn ai cũng biết, nhưng mọi người thường hay nhầm lẫn giữa chiêu tài và cầu tài. Vì đều nghĩ rằng, thiềm thừ có khả năng nhả ra tiền vàng, nên khi bày trí sẽ giúp tài khố gia tăng hàng ngày. Đây là một quan niệm chưa đúng hoàn toàn, để tường tận cần hiểu rõ được sự khác nhau giữa hai vấn đề trên.

Trong đó, chiêu tài nghĩa là chiêu nạp, thu hút, kêu gọi tài lộc bốn phương tám hướng mang về. Công việc này diễn ra thường xuyên, ngày qua ngày, mà tiêu biểu nhất phải kể đến linh vật tỳ hưu phong thuỷ. Còn cầu tài là mong cầu, cầu xin tài lộc từ đấng trên, công việc có tính thời điểm, thời vụ.

Đến đây, theo bạn Thiềm Thừ là chiêu tài hay cầu tài? Với chúng tôi thì Thiềm Thừ là một linh vật cầu tài chứ không phải chiêu tài. Như những gì đã viết ở trên, sau khi được tiên ông Lưu Hải thu phục thì Thiềm Thừ chuyên đi cứu giúp những người gặp khó khăn và ban tặng tiền vàng cho những người thường xuyên hành thiện, tích đức. Thiềm Thừ cũng thoát ẩn, thoát hiện tuỳ duyên chứ không phải cứ cầu là được. Nhưng khi xuất hiện thì chắc chắn có tiền vàng, tài lộc.

Ý nghĩa ban đầu và chính xác nhất của việc bày trí tượng Thiềm Thừ là như vậy. Với hy vọng mỗi khi gặp khó khăn trong kinh doanh hay tài chính trong cuộc sống sẽ được Thiềm Thừ hiển linh ban tặng tài lộc, gần giống với việc chúng ta thờ Thần Tài trong nhà. Nhưng lâu dần, xuất phát từ lòng tham của con người mà người ta mặc định cho Thiềm Thừ có thêm nhiệm vụ chiêu tài.

Cách sử dụng cóc ngậm tiền, thiềm thừ để cầu tài

Hiện nay, tượng Thiềm Thừ được sử dụng để cầu tài dưới rất nhiều dạng hình thức khác nhau. Phổ biến phải kể đến đặt trên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài và phòng khách. Vì vậy, chúng tôi chủ yếu phân tích vào hai chủ đề này là chính

Hướng dẫn đặt tại phòng khách

Đặt tượng Thiềm Thừ trong phòng khách cũng không có quá nhiều điều kiêng kị. Mọi người chỉ cần thực hiện theo một số gợi ý dưới đây để cầu tài được tốt nhất.

Đầu tiên là lựa chọn điểm đặt Thiềm Thừ phải gần lối ra vào, hơi chếch chéo góc trái của cửa chính. Đây là nơi Thanh Long toạ, tốt cho tài lộc của gia chủ.

Thứ hai là khi đặt lưu ý để tượng quay đầu vào trong, có thể đặt dưới nền nhà (cần thêm đế cách sàn) hoặc trên kệ đều được. Nhưng đảm bảo khi đã an vị phải cố định và tuyệt đối không xê dịch liên tục.

Thứ ba là khai quang điểm nhãn, có thể thực hiện hoặc không thực hiện đều được. Phần này chúng tôi sẽ dành riêng một bài viết khác để phân tích chi tiết. Còn nếu bạn muốn khai quang điểm nhãn thì cần thực hiện lần lượt theo các bước:

Bước 1: Chọn ngày đẹp để khai quang, nên vào các ngày đại an, tiểu cát và tốc hỷ.

Bước 2: Chuẩn bị nửa thùng nước mưa và nửa thùng nước giếng.

Bước 3: Tắm rửa Thiềm Thừ bằng cách hoà nước mưa, nước giếng với nhau vào một thùng sạch rồi để tượng vào đó.

Bước 4: Sau khi ngâm Thiềm Thừ trong thùng ba ngày ba đêm lấy ra lau khô bằng khăn mới.

Bước 5: Cuối cùng là điểm nhãn bằng cách lấy rượu trắng nhỏ vào mắt Thiềm Thừ. Lưu ý bước này chỉ thực hiện một mình, không để người khác bên cạnh.

Thứ tư là xác định lộc mã nhân quý để đặt tượng. Điều này bạn có thể nhờ thầy phong thuỷ hoặc xem trên mạng hướng dẫn cách tra. Thực tế cũng không quá phức tạp, chỉ cần có một chút kiến thức cơ bản là có thể làm được.

Hướng dẫn đặt tại bàn thờ Ông Địa – Thần Tài

Cách đặt tượng Thiềm Thừ tại bàn thờ Ông Địa – Thần Tài cũng không khác với đặt tại phòng khách là mấy. Dưới đây Phong Thuỷ An Khang xin đưa ra một số gợi ý như sau:

Đầu tiên là chọn điểm đặt Thiềm Thừ, phần này sẽ chia thành hai dạng. Một là bàn thờ chỉ bày trí Thiềm Thừ mà không bày trí Tỳ Hưu thì điểm đặt tốt nhất là phía bên trái của bàn thờ. Còn nếu mọi người bày trí cả Tỳ Hưu lẫn Thiềm Thừ thì điểm đặt tốt nhất là ở chính giữa bàn thờ.

Thứ hai là hướng quay đầu của Thiềm Thừ, dù đặt bên trái hay chính giữa thì tượng luôn tuân thủ quay vào trong bàn thờ. Nhưng nếu hướng đó nhìn ra cửa chính thì bạn không nên bày trí Thiềm Thừ nữa. Mặc dù đây là một trường hợp tương đối hiếm nhưng không phải là không có. Đặc biệt đối với những ngôi nhà nằm ở góc ngã ba, ngã tư có từ hai mặt tiền trở lên và gia chủ trổ nhiều cửa chính.

Thứ ba là chọn ngày để khai báo với thần linh, đây là một thủ tục bắt buộc, cực kì quan trọng. Có thể hiểu đơn giản thế này, chúng ta muốn vào nhà người khác thì cần được sự đồng ý của chủ nhà nếu không sẽ bị coi là kẻ trộm. Thiềm Thừ cũng vậy, muốn ngồi bên cạnh bàn thờ Ông Địa – Thần Tài thì cần phải được sự cho phép chư vị tôn Thần toạ tại đó.

Ngày đẹp phải là các ngày đại an, tiểu cát hoặc tốc hỷ. Còn không chọn được ngày đẹp thì có thể lấy ngày mồng 2 và 16 âm lịch hàng tháng. Đối với hai ngày này thì bạn không cần quan tâm xấu hay đẹp nếu như lựa chọn đặt Thiềm Thừ lên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài. Vì đây là ngày vía hàng tháng của các ngài ý, hầu như gia đình nào cũng có lễ cúng và dễ được chứng dám nhất.

Thứ tư là sắm lễ vật cúng khai báo, bao gồm: 01 bình hoa, 01 đĩa ngũ quả, 05 lén hương (nhang), 05 chén (ly) rượu, 02 cây nến (đèn cầy), 02 điếu thuốc, 01 đĩa gạo tẻ, 01 đĩa muối trắng, 02 miếng vàng bạc hoặc một bộ vàng mã (ra tiệm hỏi bộ cúng thần tài). Sau đó bày biện đầy đủ trước bàn thờ và bắt đầu cúng khấn, đợi hương tàn hạ lễ là xong.

Một số lưu ý khi sử dụng cóc ngậm tiền, thiềm thừ

Thiềm Thừ là một linh vật có linh tính, vì vậy trong quá trình sử dụng mọi người cũng nên lưu ý một số điều cấm kí để tránh phạm uý và có thể kêu cầu hiển linh.

  • Khi cúng Thần Tài cũng nên kêu gọi Thiềm Thừ, đặc biệt lúc khó khăn dễ được chứng hơn.
  • Nên làm nhiều việc thiện, tích nhiều công đức. Thiềm Thừ sẽ đến nhả tặng tiền vàng để cám ơn.
  • Không làm việc ác, sống tiểu nhân. Đây là những người mà Thiềm Thừ ghét nhất.
  • Tuyệt đối không sờ vào phần mắt, không phủ bạt che đậy lên tượng.
  • Không để phụ nữ mang thai, đến ngày kinh nguyệt động vào tượng.
  • Tuyệt đối không đặt Thiềm Thừ trong phòng ngủ, bếp ăn, nhà tắm, nhà vệ sinh. Những vị trí này không phải nơi sạch sẽ, là sự coi thường đến Thiềm Thừ. Không những không cầu tài được mà có thể còn phản thương gia chủ. Nên nhớ rằng Thiềm thừ vốn dĩ là một yêu tinh nên tính nóng trong cơ thể vẫn có chút ít.
  • Hạn chế di chuyển khi không cần thiết, không xoay đi xoay lại hàng ngày. Đây là lỗi thường gặp với nhiều gia đình khi đặt ở bàn thờ Ông Địa – Thần Tài. Vì nhầm tưởng rằng ban ngày quay cóc ra ngoài để chiêu tài, ban đêm quay cóc vào trong để nhả tiền.
  • Xung quanh khu vực nơi bày trí, thờ cúng Thiềm Thừ cần sạch sẽ, không luôm thuộm. Nên có một chậu nước hoặc bể cá cảnh ở gần. Vì Thiềm Thừ vốn sống dưới giếng, có nước ở gần dễ dàng thu hút hơn. Đây cũng là một trong những phương pháp dẫn dụ Thiềm Thừ hiển linh.

Phongthuythanhdat.com hy vọng với những thông tin trình bày ở trên sẽ giúp ích được mọi người. Nếu như phần nào đó chưa hiểu, cần giải đáp thêm có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc để lại câu hỏi ở mục “ĐẶT CÂU HỎI CẦN TỪ VẤN” và bình luận cuối bài viết.

Mỗi một câu hỏi về thiềm thừ là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng hoặc liên quan đều là những tài sản vô cùng gía trị.

Hổ là một loài động vật biểu tượng cho sức mạnh, sự oai linh, uy quyền, thể hiện đẳng cấp vượt trội hơn hẳn so với những loài vật khác, xứng danh là chúa Sơn lâm. Vì thế ý nghĩa tượng hổ trong nhà chính là sự biểu tượng cho quyền lực, sức khỏe, công thành danh toại và nhiều vận may, tài lộc.

Ý Nghĩa Tượng Hổ Trong Phong Thủy

Hổ là một trong những loài động vật ăn thịt nguy hiểm nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với đời sống của con người. Hổ tượng trưng cho sức mạnh và được dân gian thần thánh hóa. Ngày nay tượng hổ được ưa chuộng khá nhiều vì những lợi ích phong thủy đặc biệt của nó.

Hổ là một trong những loài động vật ăn thịt nguy hiểm nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với đời sống của con người. Hổ tượng trưng cho sức mạnh và được dân gian thần thánh hóa. Ngày nay tượng hổ được ưa chuộng khá nhiều vì những lợi ích phong thủy của nó.

Hổ trong tự nhiên

Hổ là loài động vật ăn thịt lớn nhất thuộc loài mèo có tên danh pháp khoa học là Panthera tigris (1). Hổ được xếp là một trong những con vật ăn thịt đầu bảng với thân thể to lớn có thể lên tới 200kg , tính hung hãn, móng vuốt nguy hiểm, có tính kiên trì và tốc độ chạy tốt (cao nhất có thể lên tới 65km/giờ).

Hổ cũng được coi là loài vật thông minh trong săn mồi, chúng săn theo kiểu chiến thuật rình và vồ mồi để tăng tỉ lệ thành công. Sau đó chế ngự con mồi từ nhiều góc, giết chết con mồi bằng cách làm tổn thương khí quản, gãy cột sống hoặc cắn rách động mạch/tĩnh mạch chủ. Với móng vuốt sắc nhọn và bộ cơ khỏe mạnh, hổ di chuyển khá nhẹ nhàng và linh hoạt. Đuôi hổ có tác dụng lớn trong việc giữ thăng bằng và điều chỉnh hướng trong cá động tác vồ, nhảy qua trái – phải, xoay nhanh trước sau.

Hổ trong dân gian

Trong dân gian, hổ dược biết đến với hình tượng Chúa sơn lâm oai hùng của rừng già. Hình ảnh hổ được nhắc đến trong nhiều nên văn hóa khác nhau, gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, oai linh, sự uyển chuyển linh hoạt với những vằn vện trên lưng thể hiện bản chất hung hãn. Hổ được xem là biểu hiện đẳng cấp của chiến binh. Trong chiến đấu và săn mồi Hổ là loài hung hãm, liều lĩnh, dám đối đầu với nhiều thú to khỏe hơn, trong săn mồi hổ đa mưu nên dễ dàng bắt được con mồi. Do đó mà các tướng sĩ giỏi thời xưa thường được gọi là Hổ tướng.

Trong các triều đại phong kiến Phương Đông, Hổ và Rồng biểu tượng đặc trưng cho vương quyền, quân sự và cho những người đỗ đạt trong thi cử nên thường xuất hiện trong các cung điện, doanh trại và trường thi. Dân gian xưa cũng thần thánh hóa Hổ, cho hổ một sức mạnh thiêng liêng có khả năng diệt trừ được ma quỷ. Hình tượng hổ thường được thấy trong các kiến trúc đình miếu … với quan niệm rằng Hổ trấn giữ của vào thì tà ma không giám xâm nhập. Theo phong thủy tượng hổ có khả năng trấn hạch rất tốt và khá được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

Ý Nghĩa Tượng Hổ Gỗ Trong Phong Thủy

Hổ trong võ thuật

Các môn võ thuật dựa trên những động tác của hổ trong lúc di chuyển và săn mồi phát triển thành các chiêu thức võ thuật gọi là Hổ hình quyền hay Hổ quyền. Hổ quyền là tượng hình quyền của Võ thuật cổ truyền, quyền pháp nhằm luyện gân cốt, chỉ lực cùng sự vững chãi, nhanh nhẹn, phát huy nội lực, để có sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt khi phát kình nội lực, lúc phát nổi ngoại công.

Hổ quyền thuộc hệ thống Hình Ý Quyền (gồm ngũ hình quyền: Long, Hổ, Hạc, Báo, Xà) của Thiếu Lâm Tự. Ngoài ra các thế võ liên quan đến Hổ còn được phát triển ở nhiều phái võ khác nhau như Vịnh Xuân Quyền, Trung ngoại Chu Gia (võ cổ truyền Việt Nam), Silat (của Indonesia)….

Hổ quyền lấy luyện cốt xương là chính với nhiều chiêu thức nổi bật trong các bài quyền như Hiện long tàng hổ, Nhị hổ tiềm tung, Mãnh hổ xuất sơn, Hồi đầu hổ vĩ, Bạch hổ khởi động, Hắc hổ hạ sơn, Ngọa hổ phục lâm, Hổ bằng báo lang, Mãnh hổ phục địa, Ngạ hổ tha dương, Sơn trung cầm hổ, Lão hổ thượng sơn, Bạch hổ xuất động…

Bài Ngũ hổ cứ sơn tả về 5 con hổ. Ngũ hổ là Hắc hổ, Thanh hổ, Xích hổ, Hoàng hổ, Bạch hổ. Màu sắc và phương vị trấn giữ của Ngũ hổ cũng theo ngũ hành mà sắp đặt.

  1. Hắc Hổ tướng quân màu đen, trấn nhậm ở phương Bắc, thuộc Thuỷ.
  2. Thanh Hổ tướng quân màu xanh, trấn nhậm ở phương Đông, thuộc Mộc.
  3. Xích Hổ tướng quân màu đỏ, trấn nhậm ở phương Nam, thuộc Hoả.
  4. Hoàng Hổ tướng quân màu vàng, trấn nhậm ở Trung ương tứ quý, thuộc Thổ.
  5. Bạch Hổ tướng quân màu trắng, trấn nhậm ở phương Tây, thuộc Kim.

Ý nghĩa tượng hổ trong phong thủy

Tượng hổ phong thuỷ cùng với tượng rồng là 2 linh vật mạnh mẽ được thờ cúng rất nhiều trong dân gian. Theo luật Âm – Dương ngũ hành thì Âm – Dương có trung hoà gia đạo mới bền vững và tượng hổ được dùng để cân bằng năng lượng âm dương đó. Tượng hổ được xem là linh vật giám hộ hướng Tây, đầy uy lực, linh thiêng và được thờ phụng. Tượng hổ bảo vệ cho gia chủ, đảm bảo tiền tài, sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình. Tượng hổ là biểu tượng của quyền uy, sự thăng tiến trong học hành, kinh doanh và đặc biệt thích hợp cho người tuổi Dần.

Đặt tượng hổ trong nhà theo đúng vị trí phong thuỷ sẽ giúp gia đình luôn được bảo vệ và gặp được nhiều may mắn. Tuy nhiên, nếu đặt tượng không đúng phong thuỷ dễ mang đến tai hoạ và ảnh hưởng đến thế hệ sau.

Ý Nghĩa Tượng Hổ Trong Phong Thủy

>>> XEM THÊM: Mẫu Tượng  Phong Thủy Đẹp Đục Tinh Xảo Nhất Hiện Nay

Bài trí tượng hổ theo phong thủy

Trong phong thủy tượng hổ có tác dụng trấn hạch rất tốt giúp tránh tà ma xâm nhập vào nhà. Sự oai linh và sức mạnh của Hổ cũng tượng trưng cho vị trí của người lãnh đạo, người chủ gia đình do đó sẽ giúp trợ lực cho những người này.

  • Nên đặt tượng hổ trên bàn làm việc, đầu hổ hướng ra ngoài giúp cho công việc kinh doanh của bạn phát đạt và tạo dựng được chữ tín trên thương trường.
  • Những người tuổi Ngọ, Tuất, Dần nên hạn chế bày tượng hổ hoặc tham khảo thêm ý kiến của các bậc thầy phong thủy để đặt cho đúng cách.
  • Khi đặt tượng gỗ hổ tránh để đầu hổ hướng đầu vào thẳng trong nhà sẽ bị rơi vào thế Hổ xuống núi có thể mang họa tới.
  • Tránh đặt tượng hổ trong phòng ngủ (kỵ nhất là phòng vợ chồng) và đối diện với cửa chính. Vì đặt trong phòng ngủ khiến vợ chồng bất an, đối diện phòng khách sẽ ảnh hưởng tới hàng xóm và người tới thăm, hổ có con mắt dữ, hung tợn sẻ khiến cho người ta sợ hãi mà không dám đi vào. Do đó nên đặt Hổ chéo với cửa chính hướng ra ngoài.

Mặc dù hổ được coi là hung thú nhưng lại là một hộ thủ đắc lực. Đối với những người thích bày trí tượng hổ phong thủy là người có tài thế lớn và quyền khí mạnh mẽ. Việc bày trí tượng hổ thể hiện sức mạnh, thế lực và khí phách của gia chủ. Tuy nhiên việc trưng bày tượng hổ tạo nên một năng lượng rất mạnh nên cần hết sức chú ý, nếu không thì khó chiếm được lợi mà chỉ có hại nhiều.

Bên trên là ý nghĩa tượng hổ trong phong thủy cũng như cách bài trí tượng hổ sao cho phù hợp nhất, nếu bạn còn ý kiến khác hoặc có đóng góp gì với Phong Thủy Thành Đạt Decor hãy để lại bình luận bên dưới bài viết. Hoặc liên hệ tới Hotline Zalo 0985723838 để cùng nhau trao đổi nhé.

Nếu đã từng một lần tìm hiểu về phong thủy, chắc hẳn bạn sẽ biết đến khái niệm màu sắc ngũ hành. Có thể nói màu sắc ngũ hành là một trong những nguyên tắc phong thủy quan trọng và có ảnh hưởng khá nhiều trong việc chọn lựa các vật phẩm phong thủy hợp mệnh, hướng. Trong bài viết này, Thành Đạt Decor sẽ chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết về màu sắc ngũ hành, màu sắc ngũ hành tương sinh, tương khắc và cách tra cứu tuổi theo ngũ hành, cùng theo dõi nhé:

Thế nào là màu sắc ngũ hành

Màu sắc ngũ hành trong phong thủy

Màu sắc ngũ hành là gì?

Trước khi tìm hiểu về màu sắc ngũ hành, đầu tiên ta cần biết ngũ hành là gì, theo triết học cổ Trung Hoa xưa, vạn vận đều được hình thành từ năm nguyên tố cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm trạng thái này không phải là những vật chất hiện hữu mà là đại diện cho ngũ hành và sự tương tác, quan hệ của vạn vật.

Theo đó, màu sắc ngũ hành có thể hiểu là màu sắc thuộc 5 nguyên tố ngũ hành. Cụ thể là những màu sắc đại diện cho năm nguyên tố ngũ hành đó. Màu sắc ngũ hành không phải chỉ riêng một màu mà là tổ hợp một loạt các màu tương tự nhau thuộc cùng một nguyên tố trong ngũ hành.

>>> Xem thêm: Quà Tặng Phong Thủy

Cụ thể các màu sắc thuộc từng hành trong ngũ hành như sau:

  • Hành Kim (Kim loại): Trắng, Xám, Ghi
  • Hành Thủy (Nước): Đen, Xanh biển
  • Hành Mộc (Cây cối): Xanh lục
  • Hành Hỏa (Lửa): Đỏ, Hồng, Tím
  • Hành Thổ (Đất): Vàng, Nâu Đất
Đặc biệt, những màu sắc ngũ hành này cũng đại diện cho các hướng khác nhau trong phong thủy. Cụ thể:
  • Đông, Đông Nam (Mộc): Xanh lục
  • Nam (Hỏa): Đỏ, Hồng, Tím
  • Đông Bắc, Trung tâm, Tây Nam (Thổ): Vàng, Nâu đất
  • Bắc (Thủy): Đen, Xanh biển
  • Tây, Tây Bắc (Kim): Trắng, Xám, Ghi
Cũng theo ngũ hành thì học thuyết này diễn giải sự tương tác của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản là tương sinh và tương khắc, điều này cũng được áp dụng với màu sắc ngũ hành. Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn mối quan hệ này trong phần tiếp theo của bài viết.

Xem thêm >>Linh Vật Phong Thủy

Màu sắc ngũ hành tương sinh

Màu sắc ngũ hành tương sinh nằm trong mối quan hệ Sinh của ngũ hành. Quan hệ tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển, xúc tiến, nương tựa lẫn nhau. Trong đó cụ thể sẽ là Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Màu sắc ngũ hành trong phong thủy
Như vậy về cơ bản ta có thể hiểu như sau:
  • Người mệnh Mộc hoặc các vật phẩm có màu xanh lục sẽ có quan hệ tương sinh với những màu sắc thuộc hành Hỏa (Đỏ, Hồng, Tím) và màu sắc thuộc hành Thủy (Đen, Xanh biển). Trong đó Hỏa là tương sinh xuất còn Thủy là tương sinh nhập. Có nghĩa là hao Thủy sẽ làm vượng Mộc, hao Mộc sẽ làm vượng Hỏa.
  • Người mệnh Hỏa sẽ có quan hệ tương sinh với những màu sắc thuộc hành Mộc (Xanh lục) và Thổ (Vàng, Nâu đất). Trong đó Thổ là tương sinh xuất, Mộc là tương sinh nhập. Có nghĩa là hao Mộc làm vượng Hỏa, hao Hỏa làm vượng Thổ.
  • Người mệnh Thổ sẽ có quan hệ tương sinh với những màu sắc thuộc hành Hỏa (Đỏ, Hồng, Tím) và Kim (Trắng, Xám, Ghi). Trong đó Kim là tương sinh xuất, Hỏa là tương sinh nhập. Có nghĩa là hao Thổ làm vượng Kim, hao Hỏa làm vượng Thổ.
  • Người mệnh Kim sẽ có quan hệ tương sinh với những màu sắc thuộc hành Thủy (Đen, Xanh biển) và Thổ (Vàng, Nâu đất). Trong đó Thổ là tương sinh nhập, Thủy là tương sinh xuất. Có nghĩa là hao Kim làm vượng Thủy, hao Thổ làm vượng Kim.
  • Người mệnh Thủy sẽ có quan hệ tương sinh với những màu sắc thuộc hành Mộc (Xanh lục) và Kim (Trắng, Xám, Ghi). Trong đó Mộc là tương sinh xuất, Kim là tương sinh nhập. Có nghĩa là hao Kim làm vượng Thủy, hao Thủy làm vượng Mộc.
 

Màu sắc ngũ hành tương khắc

Màu sắc ngũ hành trong phong thủy
Song song với thuyết màu sắc ngũ hành tương sinh, ta cũng có một số chú ý về màu sắc ngũ hành tương khắc, cụ thể thì trong ngũ hành tương khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Trong đó có ngũ hành tương khắc xuất và nhập nhưng nhìn chung dù khắc hay nhập thì tác động mang đến đều không tốt với cả 2 bên. Theo đó, ta sẽ lại có sự tương tác về màu sắc ngũ hành tương khắc như sau:
  • Người mệnh Mộc sẽ có quan hệ tương khắc với những màu sắc thuộc hành Thổ (Vàng, Nâu đất), Kim (Trắng, Xám, Ghi)
  • Người mệnh Thổ sẽ có quan hệ tương khắc với những màu sắc thuộc hành Mộc (Xanh lục), Thủy (Đen, Xanh biển)
  • Người mệnh Thủy sẽ có quan hệ tương khắc với những màu sắc thuộc hành Thổ (Vàng, Nâu đất), Hỏa (Đỏ, Hồng, Tím)
  • Người mệnh Hỏa sẽ có quan hệ tương khắc với những màu thuộc hành Thủy (Đen, Xanh biển), Kim (Trắng, Xám, Ghi)
  • Người mệnh Kim sẽ có quan hệ tương khắc với những màu thuộc hành Hỏa (Đỏ, Hồng, Tím), Mộc (Xanh lục)
Trên đây là tất cả các thông tin về màu sắc ngũ hành, mối quan hệ tương sinh, tương khắc trong ngũ hành cũng các vấn đề liên quan. Bên cạnh ngũ hành tương sinh tương khắc ta còn có tương hợp, cụ thể là trong ngũ hành một mệnh sẽ tương hợp với chính ngũ hành của mình. Ví dụ Mộc tương hợp với Mộc, Thủy tương hợp với Thủy,… Sự tương hợp cũng đồng nghĩa với việc sẽ mang đến những năng lượng phù hợp, hài hòa và tốt lành.

Tỳ Hưu Là Con Gì ? Ý Nghĩa Tỳ Hưu Trong Phong Thủy

 
 

Tỳ hưu là 1 trong những linh vật phong thủy đã quá quen thuộc trong đời sống hiện nay. Tỳ hưu giúp chiêu tài lộc, hóa giải sát khí, kỵ tà. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nguồn gốc, sự tích, truyền thuyết của tỳ hưu ra sao, cách khai quang điểm nhãn và tỳ hưu màu như thế nào thì hợp với mệnh của bản thân. Để giúp các bạn có được câu trả lời chi tiết nhất cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhanh chóng nào.

Giới thiệu tỳ hưu

Tỳ hưu là con gì ? Tỳ hưu tên tiếng anh tên gì ?

Tỳ hưu là linh thú có đầu Lân, thân gấu toàn thân được bao bọc bởi lớp vẩy toàn rồng, trên đầu có sừng, trên lưng có cánh. Theo nhân gian thì tỳ hưu có 2 loại khác nhau đó là :

+ Thiên lộc : là giống tỳ hưu có dáng uy phong, bụng, mông to. Miệng rộng trên đầu có 2 sừng. Thức ăn của tỳ hưu này là vàng, bạc, châu báu. Ý nghĩa của nó là bảo vệ của cải, mang tới sự giàu sang cho giả chủ.

+ Tịch tà : giống tỳ hưu này có miệng luôn há bên ngoài, toát lên sự dữ tợn và có duy nhất 1 sừng trên đầu. Ý nghĩa của nó chuyên hàng yêu ma, thu phục ma quái. Thức ăn của nó là sinh khí của yêu ma. Ý nghĩa của nó là xua đuổi tà ma, mang lại bình an cho gia chủ.

Tỳ hưu tên tiếng anh là pixiu

Truyền thuyết – sự tích của Tỳ hưu

Truyền thuyết và sự tích của Tỳ hưu thì có rất nhiều. Dưới đây là những sự tích kinh điển nhất về linh vật này.

+ Theo truyền thuyết kể lại loài rồng có 9 người con bao gồm: Si vẫn, Phụ hí, Bệ ngạn, Bí hí, Toan nghê, Bồ lao, Trào phong, Nhai xế và Tỳ Hưu là đứa con thứ 9. Có cho mình thân hình với bề ngoài đẹp nhất, ở Tỳ Hưu luôn toát lên vẻ đẹp tuyệt vời mà bất kỳ người con nào của loài rồng không có được. Vẻ đẹp của linh vật Tỳ Hưu là sở hữu tất cả những thứ đẹp nhất trong tất cả các loài khác: đầu như Kỳ Lân, có sừng trên đầu, thân to như thân gấu, trên lưng có cánh. Tuy đẹp như thế nhưng Tỳ hưu lại có 1 khuyết điểm đó là khi sinh ra Tỳ Hưu đã không có hậu môn. Sinh ra chưa được vài ngày thì Tỳ Hưu chết, chết từ khi còn rất bé, làm cho Ngọc Hoàng cảm động nên cho làm linh vật nhà trời chuyên phò trợ tài lộc.

+ 1 truyền thuyết khác còn cho rằng khi gặp khó khăn về vấn tiền bạc lo quốc sự, Minh Thái Tổ trong việc tạo lập nghiệp, ngân khố nhà Minh gần như không có, nhà vua bắt đầu lo lắng không yên. Vì quá lo lắng, đêm đêm về hay nằm mơ, trong giấc mơ đó thì nhà vua đã thấy một con linh vật to lớn, đầu giống đầu sư tử, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện đang ra sức nuốt những thỏi vàng. Sự xuất hiện của giấc mơ kỳ lạ đó, nhà vua đã mời thày phong thủy về tìm hiểu chuyện và biết được khu vực xuất hiện con ấy là cung tài, đất đó là linh thiêng. Vua đã cho xây dựng 1 cổng thành trên trục Bắc, đường dẫn vào khu Tử Cấm Thành, ngay chỗ Tỳ Hưu xuất hiện. Sau đó, nhà vua làm tượng tỳ hưu bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao ở khu “Tài môn”, từ đó thời đại nhà Minh mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có. Vì theo người Hồng Kông thì chữ “Vương” thêm một dấu chấm thì thành chữ “Ngọc”, chính vì thế mà Tỳ Hưu làm bằng “ngọc” sẽ đem lại nhiều may mắn, làm ăn thuận lợi.

+ Một truyền thuyết khác về tỳ hưu nữa đó là khi Thương Hiệt thời thương cổ đi tìm dấu vết các loài để chế ra chữ viết có bắt gặp một vết chân lạ. Ông tìm hiểu qua một người thợ săn thì đó là con tỳ hưu. Người thợ săn cho hay loài thú này rất hung dữ và ít khi xuất hiện.

+ Lại còn truyền thuyết  nữa liên quan tới 1 nhân vật vô cùng nổi tiếng của Trung quốc đó là Hòa Thân. Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghòe tới mức không có 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại. hòa Thân đã nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội tiến vào quan trường. Dưới triều đại vua Càn Long, Hòa Thân là nhân vật “dưới một người trên triệu triệu người”. Ngân khố nhà vua ngày càng vơi đi mà nhà Hòa Thân ngày càng nhiều hơn và triều đại đó nổi tiếng với câu nói “Những gì nhà vua có thì Hòa Thân có, còn những gì Hòa Thân có thì vua chưa chắc đã có”.

Đến khi Hòa Thân bị giết thì quan quân đã tá hỏa khi thấy tài sản Hòa Thân bị tịch thu còn gấp 10 lần nhà vua đang có. Hòa Thân có 2 vật trấn trạch được cất giấu trong hòn giả sơn là con Tỳ Hưu và chữ Phúc do chính vua Khang Hy viết tặng bà nội, nhân ngày mừng thượng thọ. Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan mới phát hiện trong núi đá ấy có con Tỳ Hưu, mà con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn Tỳ Hưu của vua. Ngọc để tạc con Tỳ Hưu của Hòa Thân là ngọc phỉ thúy xanh lý mát rượi, trong khi vua chỉ dám tạc bằng bạch ngọc. Bụng và mông con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn bụng, mông con Tỳ Hưu của vua và như thế khiến Hòa Thân nhiều vàng bạc hơn vua.

Ý nghĩa của Tỳ hưu phong thủy trong đời sống hàng ngày

Để hiểu được ý nghĩa của Tỳ hưu thì phải dựa vào hình dáng của tỳ hưu:

+ Tỳ hưu tịch tà : tỳ hưu chỉ có 1 sừng, bên ngoài của tỳ hưu này vô cùng hung dữ, miệng luôn há rộng. Theo truyền thuyết thì tỳ hưu này chuyên đi diệt tà ma, ác quỷ nên ý nghĩa của nó là trừ tà cực kỳ tốt. Dùng tỳ hưu 1 sừng giúp người đeo xua đuổi tà ma, quỷ ám, luôn giữ được bình an trong cuộc sống.

+ Tỳ hưu thiên lộc : Đây là con tỳ hưu 2 sừng, không hung dữ như loài 1 sừng. Hình dáng của loài này vô cùng uy phong, lẫm liệt, miệng há to, chân cũng như bụng rất to. Loài này chuyên ăn vàng, ăn bạc, châu báu nên ý nghĩa của nó chiêu tài lộc. Dùng tỳ hưu 2 sừng giúp gia chủ chiêu tài lộc, làm ăn thuận lợi ngày càng thăng tiến, phát đạt.

Vận may hoàn toàn có thể mang tới cho bạn những sự giàu có nếu bạn biết nắm bắt kịp thời thì mới đổi số và thăng hoa được. Còn nếu người cũng mua tỳ hưu về để cầu mong tiền bạc tới với mình mà lại lười biếng không làm ăn gì thì cũng vô cùng khó.

Hiện nay ngoài tỳ hưu là linh vật phong thủy để chiêu tài lộc ra thì cóc thiềm thừ và long quy cũng là linh vật được nhiều người sử dụng để chiêu tài lộc và hóa giải thị phi.

Ai nên đeo tỳ hưu ?

Câu hỏi Ai nên đeo tỳ hưu thì câu trả lời như sau : Tỳ hưu thì ai cũng có thể đeo được nhưng lợi ích chính của nó là chiêu tài lộc nên những người buôn bán, kinh doanh, …những người có liên quan tới công việc kinh doanh thì nên sử dụng vì nó mang tới sự bình tĩnh, tự tin, khôn khéo trong việc đưa ra quyết định quan trọng như ký hợp đồng, chiến lược bán hàng. Khi đeo tỳ hưu lúc này năng lượng trong cơ thể giúp người đeo chiêu hút nhiều tài lộc, tiền bạc, châu báu.

Những người đi làm công ăn lương nếu thấy sự nghiệp khó khăn, khó thăng tiến thì sử dụng tỳ hưu cũng giúp công việc trở nên tốt hơn, được lòng sếp hơn.

Cách bày/ đặt tỳ hưu như thế nào cho hợp phong thủy

Để bày, trang trí tỳ hưu cho đúng phong thủy và chiêu nhiều tài lộc thì các bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

Đặt tỳ hưu trong phòng khách, phòng làm việc, quầy thu ngân, két sắt

Phòng khách, phòng làm việc là những nơi đón tiếp khách hàng ngày, chính vì thế nó là bộ mặt của gia chủ. Phòng khách, phòng làm việc sinh khí, thịnh vượng thì thuận lợi cho công việc, kinh doanh của gia chủ. Dùng Tỳ hưu mang ý nghĩa chiêu tài, hóa giải kỵ tà đặt ở phòng khách phòng làm việc giúp cho phòng khách, phòng làm việc trở nên hút tài lộc hơn.

+ Trước khi đặt thì xem cung tài nằm ở đâu thì hãy đặt tỳ hưu ở đó.

+ Đặt Tỳ hưu ở cung Tài hoặc vị trí sang trọng trong phòng khách, phòng làm việc, trên két sắt, chỗ quầy thu ngân. Hướng của tỳ hưu phải quay ra ngoài cửa chính hoặc cửa sổ.

+ Đặt Tỳ hưu có thể để cạnh bàn tivi nhìn chúng rất là sang chảnh và hợp phong thủy.

+ Đặt tỳ hưu gần ghế ngồi phòng khách hoặc đặt nó ở chiếc ghế đơn cạnh bàn uống nước giúp gia chủ hút nhiều tài lộc.

Đặt tỳ hưu trên ban thờ thần tài, ông địa hút nhiều tài lộc

Ban thờ thần tài là nơi thờ cúng quan trọng của rất nhiều gia đình hiện nay đặc biệt là những gia đình đang kinh doanh buôn bán. Như chúng ta đã biết thì tỳ hưu là linh vật chiêu tài lộc rất mạnh mẽ chính vì thế khi đặt Tỳ hưu trên ban thờ Thần tài sẽ giúp ban thần tài có nhiều sinh khí, tài lộc hơn :

+ Theo các chuyên gia phong thủy thì để đặt Tỳ hưu đúng hướng để hút tài lộc và hóa giải Ngũ hoàng đại sát thì phải đặt tỳ hưu đúng phương vị của ban thờ Thần tài.

+ Để đặt tỳ hưu đúng phương vị thì các bạn cần xác định phương vị Ngũ hoàng đại sát đáo tọa trong năm đó là hướng nào. Khi phương vị ngũ hoàng đại sát bay tới, ta đặt 2 con tỳ hưu phía sau cửa chính, đầu tỳ hưu hướng phía trước để có thể hóa giải sát khí của ngũ hoàng đại sát.

+ Nếu dùng tỳ hưu để hóa giải Ngũ hoàng đại sát thì nên dùng tỳ hưu bằng đồng vì theo nguyên lý ngũ hành, ngũ hoàng đại sát thuộc mệnh thổ nên dùng vật phẩm phong thủy mệnh kim để khắc chế.

Những điều kiêng kị khi bày trí Tỳ hưu

Tỳ hưu là vật chiêu tài lộc, hóa giải sát khí, để phát huy được công dụng của nó thì các bạn phải đặt đúng vị trí, nếu đặt sai vị trí sẽ gây ra tình trạng tán tài tán lộc. Dưới đây là những điều kiêng kị khi bày trí Tỳ hưu trong không gian nhà bạn, anh chị lưu ý những điều sau đây :

+ Không đặt Tỳ hưu từ ngoài quay vào trong nhà, phải đặt từ đầu Tỳ hưu quay ra ngoài.

+ Không quay Tỳ hưu vào gương, vì gương có quang sát, Tỳ hưu rất kỵ.

+ Không đặt trong phòng ngủ vì đặt trong phòng ngủ sẽ không có lợi cho bản thân.

+ Không cho tỳ hưu khi đang bày trong phòng khách hoặc đang đeo trên người vì như thế sẽ tán lộc, chuyển từ người này sang lần khác.

Khai quang Tỳ hưu như thế nào ?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều vật phẩm có linh vật tỳ hưu, tuy nhiên để phát huy được tài lộc thì bắt buộc vật phẩm phải được khai quang điểm nhãn.

Lưu ý : Cách khai quang linh vật Tỳ hưu này chỉ giúp anh/ chị và các bạn tham khảo thôi nhé. Bởi để khai quang được các linh vật phong thủy không phải ai cũng làm được. Các thầy phong thủy như thầy phong thủy Tam Nguyên có lực rất cao mới tiến hành khai quang – trì chú được. Anh/ chị chú ý điều này nhé.

Chọn ngày khai quang cho Tỳ hưu

+ Chọn những ngày khai quang thứ nhất phải hợp với tuổi, mệnh của gia chủ. Điều này cần được thày phong thủy hoặc thày cúng tư vấn thêm.

+ tránh khai quang những ngày sát chủ, con nước, nguyệt kỵ, … điều này sẽ rước họa vào thân.

+ chọn giờ đẹp để khai quang (tham khảo ý kiến thày phong thủy hoặc thày cúng)

+ Kiêng khai quang vào tháng cô hồn (tháng 7 âm)

Khi chọn được ngày khai quang rồi tiến hành khai quang cho Tỳ hưu như sau

Khai quang cho Tỳ hưu

Bước 1: Khi tiến hành khai quang cho Tỳ hưu tại nhà, gia chủ đặt Tỳ hưu hướng về phía cửa thần tài

Bước 2: Gia chủ đứng phía sau Tỳ hưu kết hợp 2 bàn tay chắp vào hình dấu + và nhắm mắt, cầu ước nguyện mình mong muốn, thành tâm.

Bước 3: Khi cầu xong tiến hành quay Tỳ hưu về phía mình.

Bước 4: Lấy khăn bông thấm 1 chút nước chè điểm vào 2 mắt của Tỳ hưu, lặp đi lặp lại 3 lần liên tiếp.

Bước 5: Dùng tay trái giữ chắc Tỳ hưu, tay phải xoa đầu Tỳ hưu, xóa từ trước ra sau, lặp đi lặp lại 3 lần.

Bước 6: Thả lỏng tai, tháo dây vải đỏ ở cổ Tỳ hưu để Tỳ hưu bắt đầu đi ăn tiền.

Nạp cốt cho tỳ hưu

Khi khai quang xong cho tỳ hưu thì để linh vật lúc nào cũng có sinh khí và liêng thiêng hơn thì nên sử dụng gói Cốt thất bảo. Đây là bảo vật của dân gian bao gồm 7 đồ : vàng, bạc, ngọc trai, hổ phách, mã não, san hô đỏ, ngọc thỉ phí. Cốt thất bảo chuyên để nạp cốt bát hương, cốt tượng, cốt cho linh vật rất linh ứng và hiệu nghiệm.

Cách chọn Tỳ hưu theo mệnh hợp phong thủy

Để sở hữu cho bản thân 1 con tỳ hưu thì không khó vì hiện nay trên thị trường bán rất nhiều. Chọn lựa tỳ hưu để phát huy công dụng của nó thì phải hợp mệnh, hợp tuổi, hợp chất liệu, đúng hướng.

Tỳ hưu với mệnh Kim

Người mệnh kim hợp với màu trắng, nó thể hiện sự thuần khiết, tinh khiết tạo nên sự hòa hợp. Mệnh Kim cũng hợp với màu vàng, xám. Không sử dụng màu đỏ và màu hồng.

Những loại tỳ hưu hợp với mệnh Kim : tỳ hưu vàng, tỳ hưu đá thạch anh tóc vàng, tỳ hưu bạc, tỳ hưu gỗ, tỳ hưu đồng, tỳ hưu đá mắt hổ.

Tỳ hưu với mệnh Thủy

Người mệnh Thủy hợp với mệnh Thủy nên chọn để bàn màu trắng, tỳ hưu xanh nước biển, màu đen.

Những loại tỳ hưu phù hợp với mệnh Thủy : Tỳ hưu bọc bạc, tỳ hưu ngọc thỉ phí, tỳ hưu thạch anh đen, …

Tỳ hưu với mệnh mộc

Những người mệnh mộc hợp với màu đen, xanh nước biển, xanh lam, xanh da trời.

Người mệnh mộc sử dụng đá tỳ hưu tự nhiên như tỳ hưu ngọc phỉ thúy, tỳ hưu ngọc bích, tỳ hưu sapphire xanh, …

Tỳ hưu với mệnh hỏa

Người mệnh hỏa hợp với màu đỏ, hồng, tím tương ứng với các loại tỳ hưu như tỳ hưu ngọc huyết, tỳ hưu ruby nam phi, tỳ hưu thạch anh tím, tỳ hưu cẩm thạch huyết, tỳ hưu chỉ đỏ….

Tỳ hưu với mệnh thủy

Người mệnh thổ hợp với màu vàng, màu đỏ, màu nâu tương ứng với các loại tỳ hưu được làm từ vàng, gỗ hương, mạ vàng, vàng tây, vàng ta, …

Các loại tỳ hưu – Kèm hình ảnh

Hiện nay tỳ hưu có rất nhiều loại khác nhau được làm từ đồng, bạc, thạch anh, gỗ, … Dưới đây là những hình ảnh chi tiết về tỳ hưu


Lời kết :

Trên đây là toàn bộ thông tin về “tỳ hưu là con gì” – “truyền thuyết, sự tích tỳ hưu” – “tỳ hưu hợp mệnh nào” –“khai quang tỳ hưu” – “ý nghĩa tỳ hưu”, … Hi vọng sẽ giúp các bạn có được thêm thông tin bổ ích về linh vật này. 

WWW.Phongthuythanhdat.com là trang mua sắm tượng trang trí phong thủy, quà tặng tân gia khai trương sinh nhật bán lẻ giá sỉ tốt nhất ..

FOLLOW US

Customer Services

WE ACCEPT

Copyright © 2021 Thanhdatdecor. All rights reserved.
X