Menu

tranh-dai-bang-tung-canh-the-hien-quyen-uy-cua-vi-chua-te-tren-khong

1. Hình tượng chim đại bàng trong văn hóa- đời sống

Hình tượng đại bàng hoặc giống đại bàng được sử dụng trong các huy hiệu như hiệu lệnh, như là một hình ảnh tượng trưng, và như là một tiêu ngữ. Các bộ phận của cơ thể của chim đại bàng như đầu, cánh của nó hoặc chân cũng được sử dụng như là một hiệu lệnh hoặc tiêu ngữ. Đây là nhóm các loài chim có kích thước tương đối lớn, bao gồm một số loài trong họ Ưng Accipitridae. Tên gọi trong tiếng Việt nhiều khả năng xuất phát từ tiếng Hán 大鵬 đại bằng hay 鹏 (giản thể: 鹏; phồn thể: 鵬; bính âm: péng; Wade–Giles: p’eng). Đại bàng xuất hiện trong nhiều truyền thuyết của Việt Nam như Thạch Sanh, trong Nghìn lẻ một đêm của văn hóa Ả Rập.

hinh tuong chim dai bang

Chim đại bàng biểu tượng cho sức mạnh, lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử. Nếu như sư tử là chúa sơn lâm, cá mập là sát thủ của biển khơi thì loài đại bàng vàng từ lâu cũng được mệnh danh là chúa tể bầu trời với sức mạnh của mình. Đại bàng còn được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần tối cao và xứng danh chúa tể bầu trời. Theo thần thoại Hy Lạp, người Hy Lạp coi đại bàng là biểu trưng của thần Zeus, những người La Mã coi đại bàng là biểu trưng của Jupiter, bởi các bộ lạc Đức thì coi nó là Odin và người theo Kitô giáo thì là biểu tượng của Thiên Chúa.

Đại bàng không bao giờ chịu khuất phục. Cuộc sống của nó là chiến đấu. Gặp cơn bão, nó băng mình qua cơn bão, bay trên cả cơn bão. Khi làm tổ, nó chọn những đỉnh núi cheo leo nhất. Đại bàng cũng không dùng lá mục, rêu mềm để lót ổ cho con. Nó chọn những cành cây khô ráp, nhiều cành còn có cả gai nhọn. Đại bàng con sinh ra đã tham gia ngay vào cuộc chiến sinh tồn đầy khó khăn. Khó khăn tôi luyện nên bản lĩnh cho nó.

2. Ý nghĩa hình tượng chim đại bàng

Đại bàng là loài chim lớn. Đại bàng hay sống ở các đỉnh núi cheo leo. Ít khi, người ta bắt gặp đại bàng sống hoang dã ngoài thiên nhiên. Đại bàng có cá tính và khát vọng sống mạnh mẽ. Đó cũng là lý do vì sao trong muôn vàn loài chim, người ta lại ngưỡng mộ chim đại bàng, chơi tượng đại bàng và coi rằng nó có ý nghĩa về phong thủy. Đại bàng được chọn làm hình ảnh đại diện cho nhiều cơ quan, tổ chức của con người.

Đại bàng là loài chim cao cả

  • Không giống như nhiều loài chim tầm thường khác. Đại bàng xứng đáng được coi là chúa tể bầu trời.
  • Nó sống cô độc, kiêu dũng. Một mình hùng cứ trên đỉnh núi thiêng. Bay liệng săn mồi trên tầng trời cao nhất.
  • Các loài chim khác vừa e sợ lại vừa ngưỡng mộ đại bàng.

Đại bàng là loài chim của chí khí kiêu dũng

  • Đại bàng không bao giờ chấp nhận thất bại. Một khi phát hiện ra con mồi, hiếm khi nó bỏ lỡ cơ hội. Nó luôn là kẻ chiến thắng.
  • Đại bàng không sợ các cơn bão. Ngược lại, nó còn thích các cơn bão. Nó nhảy múa trước các cơn bão. Chao cánh lượn vượt lên trên cả cơn bão. Nhờ cơn bão, đại bàng mới là chính nó.

Đại bàng là loài chim của ý chí sắt đá

  • Đại bàng được người ta tôn thờ vì ý chí của nó. Khi đến tuổi già, đại bàng bị yếu đi. Lông không còn mượt, mỏ không còn cứng, móng vuốt bớt sắc nhọn… Khi ấy, đại bàng không chấp nhận chết già như các loài khác.
  • Nó chọn cách tái sinh đau đớn nhưng bi tráng.
  • Đại bàng lao đầu vào vách đá, lăn mình qua các bụi gai. Điều này khiến thân thể nó vỡ nát. Nó đứng trước 2 tình huống. 1 là chết vì kiệt sức và đau đớn, 2 là gắng gượng qua.
  • Và hầu như đại bàng đạt được điều thứ 2. Nó gượng qua được thử thách. Lông mới sẽ mọc lại. Mỏ vỡ sẽ được thay thế…

Đại bàng là nhà giáo dục vĩ đại

  • Đại bàng cha mẹ quả là nhà giáo dục vĩ đại trong việc nuôi dạy con cái.
  • Khi con mái đến mùa làm tổ. Con trống chọn những cành cây thô, những mẩu gai sắc làm tổ cho con mái. Nó chỉ phủ lên gai sắc đó 1 lớp rêu mỏng cho con mái nằm ấp trứng.
  • Trứng nở, đại bàng con đã phải chiến đấu với nỗi đau của gai sắc đâm vào da thịt. Vượt qua được, nó sẽ mạnh mẽ như cha mẹ chúng.
  • Vô cùng tàn nhẫn — vô cùng yêu thương là cách dạy con cái của người Ixsael. Họ học điều này từ loài đại bàng…

3. Tượng đại bàng trong phong thủy

Trong phong thủy, đại bàng là hình ảnh mô phỏng của loài đại bàng và mang ý nghĩa tâm linh – phong thủy. Tượng đại bàng được dựng trên nhiều chất liệu khác nhau như đá, ngọc, bê tông cốt thép…

Đại bàng đạp sóng

  • Tượng đại bàng mang ý nghĩa tích cực. Nó là vật phẩm phong thủy chấn khí dùng để trấn trạch – trừ tà. Xua đuổi vận đen, khí xấu; Đẩy lùi kẻ tiểu nhân hãm hại…
  • Các mẫu tượng đại bàng tung cánh, đại bàng phong thủy đứng trên quả cầu còn mang ý nghĩa phò trợ, thúc đẩy sự nghiệp, nâng cánh cho công danh…
  • Tượng đại bàng có năng lượng rất mạnh. Năng lượng đó tỏa ra từ đôi mắt sắt lạnh, từ móng vuốt, từ cặp mỏ cứng rắn…

4. Tượng đại bàng hợp với tuổi nào ?

Tượng đại bàng là mẫu tượng phong thủy có sát khí mạnh, tương đối kén chọn người chơi. Tuy nhiên, các mẫu tượng đại bàng bằng gỗ thì lại cân bằng, hài hòa hơn. Vì lẽ đó, mọi người đều có thể chơi tượng gỗ đại bàng. Trong đó có những tuổi rất hợp và 1 số tuổi cần thận trọng khi quyết định chơi tượng đại bàng.

  • Tuổi Tỵ, tuổi Dần, tuổi Ngọ, tuổi Thìn… là những tuổi rất phù hợp để chơi tượng đại bàng. Nếu gia chủ tuổi này mà làm lãnh đạo doanh nghiệp, giám đốc, trưởng phòng hay các vị trí trong cơ quan hành chính Nhà nước thì lại càng phù hợp để đặt tượng đại bàng phong thủy.
  • Tuổi Mão, tuổi Tí, tuổi Tuất cần thận trọng khi quyết định chơi tượng đại bàng.
  • Các tuổi còn lại thì đều có thể đặt tượng đại bàng được. Tuy nhiên, nên đặt tượng đại bàng ở phòng khách, đầu đại bàng hướng ra ngoài.
Đại bàng đạp sóng

5. Cách bài trí tượng đại bàng trong phong thủy

Đại bàng đạp sóng

Nên đặt tượng đại bàng ở phòng khách hoặc bàn làm việc đầu đại bàng hướng ra ngoài. Không được đưa tượng đại bàng vào phòng ngủ, không được đặt tượng đại bàng ở nhà bếp, phòng thờ, phòng ăn…

Khi đặt tượng đại bàng phong thủy ở hướng Nam, trên các tủ, bàn làm việc nơi thoáng mát, cao ráo…ắt hẳn gia chủ sẽ được phò trợ trong con đường thăng quan tiến chức, gặp nhiều vận may về tiền tài.

Tuyệt đối không nên đặt tượng đại bàng trong phòng ngủ, phòng đọc sách vì sự uy nghi của đại bàng có thể ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần gia chủ.

Hình ảnh đại bàng tung cánh tượng trưng cho sự mạnh mẽ, lòng can đảm, sự vươn lên và tầm nhìn xa trộng rộng. Phù hợp với những vị trí cao cấp trong tổ chức – dành cho cách lãnh đạo có tầm nhìn xa trong rộng. Phong Thủy Thành Đạt Decor tự hào là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp linh vật phong thủy độc lạ, đẹp mắt với chất liệu đa dạng giúp gia chủ thu hút tài lộc, may mắn vào nhà

Nếu đã từng một lần tìm hiểu về phong thủy, chắc hẳn bạn sẽ biết đến khái niệm màu sắc ngũ hành. Có thể nói màu sắc ngũ hành là một trong những nguyên tắc phong thủy quan trọng và có ảnh hưởng khá nhiều trong việc chọn lựa các vật phẩm phong thủy hợp mệnh, hướng. Trong bài viết này, Thành Đạt Decor sẽ chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết về màu sắc ngũ hành, màu sắc ngũ hành tương sinh, tương khắc và cách tra cứu tuổi theo ngũ hành, cùng theo dõi nhé:

Thế nào là màu sắc ngũ hành

Màu sắc ngũ hành trong phong thủy

Màu sắc ngũ hành là gì?

Trước khi tìm hiểu về màu sắc ngũ hành, đầu tiên ta cần biết ngũ hành là gì, theo triết học cổ Trung Hoa xưa, vạn vận đều được hình thành từ năm nguyên tố cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm trạng thái này không phải là những vật chất hiện hữu mà là đại diện cho ngũ hành và sự tương tác, quan hệ của vạn vật.

Theo đó, màu sắc ngũ hành có thể hiểu là màu sắc thuộc 5 nguyên tố ngũ hành. Cụ thể là những màu sắc đại diện cho năm nguyên tố ngũ hành đó. Màu sắc ngũ hành không phải chỉ riêng một màu mà là tổ hợp một loạt các màu tương tự nhau thuộc cùng một nguyên tố trong ngũ hành.

>>> Xem thêm: Quà Tặng Phong Thủy

Cụ thể các màu sắc thuộc từng hành trong ngũ hành như sau:

  • Hành Kim (Kim loại): Trắng, Xám, Ghi
  • Hành Thủy (Nước): Đen, Xanh biển
  • Hành Mộc (Cây cối): Xanh lục
  • Hành Hỏa (Lửa): Đỏ, Hồng, Tím
  • Hành Thổ (Đất): Vàng, Nâu Đất
Đặc biệt, những màu sắc ngũ hành này cũng đại diện cho các hướng khác nhau trong phong thủy. Cụ thể:
  • Đông, Đông Nam (Mộc): Xanh lục
  • Nam (Hỏa): Đỏ, Hồng, Tím
  • Đông Bắc, Trung tâm, Tây Nam (Thổ): Vàng, Nâu đất
  • Bắc (Thủy): Đen, Xanh biển
  • Tây, Tây Bắc (Kim): Trắng, Xám, Ghi
Cũng theo ngũ hành thì học thuyết này diễn giải sự tương tác của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản là tương sinh và tương khắc, điều này cũng được áp dụng với màu sắc ngũ hành. Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn mối quan hệ này trong phần tiếp theo của bài viết.

Xem thêm >>Linh Vật Phong Thủy

Màu sắc ngũ hành tương sinh

Màu sắc ngũ hành tương sinh nằm trong mối quan hệ Sinh của ngũ hành. Quan hệ tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển, xúc tiến, nương tựa lẫn nhau. Trong đó cụ thể sẽ là Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Màu sắc ngũ hành trong phong thủy
Như vậy về cơ bản ta có thể hiểu như sau:
  • Người mệnh Mộc hoặc các vật phẩm có màu xanh lục sẽ có quan hệ tương sinh với những màu sắc thuộc hành Hỏa (Đỏ, Hồng, Tím) và màu sắc thuộc hành Thủy (Đen, Xanh biển). Trong đó Hỏa là tương sinh xuất còn Thủy là tương sinh nhập. Có nghĩa là hao Thủy sẽ làm vượng Mộc, hao Mộc sẽ làm vượng Hỏa.
  • Người mệnh Hỏa sẽ có quan hệ tương sinh với những màu sắc thuộc hành Mộc (Xanh lục) và Thổ (Vàng, Nâu đất). Trong đó Thổ là tương sinh xuất, Mộc là tương sinh nhập. Có nghĩa là hao Mộc làm vượng Hỏa, hao Hỏa làm vượng Thổ.
  • Người mệnh Thổ sẽ có quan hệ tương sinh với những màu sắc thuộc hành Hỏa (Đỏ, Hồng, Tím) và Kim (Trắng, Xám, Ghi). Trong đó Kim là tương sinh xuất, Hỏa là tương sinh nhập. Có nghĩa là hao Thổ làm vượng Kim, hao Hỏa làm vượng Thổ.
  • Người mệnh Kim sẽ có quan hệ tương sinh với những màu sắc thuộc hành Thủy (Đen, Xanh biển) và Thổ (Vàng, Nâu đất). Trong đó Thổ là tương sinh nhập, Thủy là tương sinh xuất. Có nghĩa là hao Kim làm vượng Thủy, hao Thổ làm vượng Kim.
  • Người mệnh Thủy sẽ có quan hệ tương sinh với những màu sắc thuộc hành Mộc (Xanh lục) và Kim (Trắng, Xám, Ghi). Trong đó Mộc là tương sinh xuất, Kim là tương sinh nhập. Có nghĩa là hao Kim làm vượng Thủy, hao Thủy làm vượng Mộc.
 

Màu sắc ngũ hành tương khắc

Màu sắc ngũ hành trong phong thủy
Song song với thuyết màu sắc ngũ hành tương sinh, ta cũng có một số chú ý về màu sắc ngũ hành tương khắc, cụ thể thì trong ngũ hành tương khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Trong đó có ngũ hành tương khắc xuất và nhập nhưng nhìn chung dù khắc hay nhập thì tác động mang đến đều không tốt với cả 2 bên. Theo đó, ta sẽ lại có sự tương tác về màu sắc ngũ hành tương khắc như sau:
  • Người mệnh Mộc sẽ có quan hệ tương khắc với những màu sắc thuộc hành Thổ (Vàng, Nâu đất), Kim (Trắng, Xám, Ghi)
  • Người mệnh Thổ sẽ có quan hệ tương khắc với những màu sắc thuộc hành Mộc (Xanh lục), Thủy (Đen, Xanh biển)
  • Người mệnh Thủy sẽ có quan hệ tương khắc với những màu sắc thuộc hành Thổ (Vàng, Nâu đất), Hỏa (Đỏ, Hồng, Tím)
  • Người mệnh Hỏa sẽ có quan hệ tương khắc với những màu thuộc hành Thủy (Đen, Xanh biển), Kim (Trắng, Xám, Ghi)
  • Người mệnh Kim sẽ có quan hệ tương khắc với những màu thuộc hành Hỏa (Đỏ, Hồng, Tím), Mộc (Xanh lục)
Trên đây là tất cả các thông tin về màu sắc ngũ hành, mối quan hệ tương sinh, tương khắc trong ngũ hành cũng các vấn đề liên quan. Bên cạnh ngũ hành tương sinh tương khắc ta còn có tương hợp, cụ thể là trong ngũ hành một mệnh sẽ tương hợp với chính ngũ hành của mình. Ví dụ Mộc tương hợp với Mộc, Thủy tương hợp với Thủy,… Sự tương hợp cũng đồng nghĩa với việc sẽ mang đến những năng lượng phù hợp, hài hòa và tốt lành.
WWW.Phongthuythanhdat.com là trang mua sắm tượng trang trí phong thủy, quà tặng tân gia khai trương sinh nhật bán lẻ giá sỉ tốt nhất ..

FOLLOW US

Customer Services

WE ACCEPT

Copyright © 2021 Thanhdatdecor. All rights reserved.
X